GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TẠI KHU DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG XƯƠNG GIANG
Ngày đăng: 28/10/2021
Từ năm 2017, Khu di tích địa điểm Chiến thắng Xương Giang được khánh thành, công tác giáo dục lịch sử địa phương được ngành GD&ĐT thành phố hết sức quan tâm tổ chức dạy học và trải nghiệm thực tế tại đây cho học sinh các trường học trên địa bàn thành phố. Điều đó không chỉ giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử của địa phương mà còn vun đắp tình yêu quê hương, rèn luyện đạo đức và lý tưởng cách mạng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; đồng thời, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu di tích.

Các em học sinh Trường Tiểu học Dĩnh Kế đang vào Khu di tích Địa điểm Chiến thắng Xương Giang tại buổi học tập và trải nghiệm

Nhận thức giáo dục lịch sử đại phương có vai trò đặc biệt trong giáo dục bản sắc văn hoá cộng đồng và cá nhân, bản lĩnh nhân cách thế hệ trẻ. Lịch sử địa phương không chỉ được giảng dạy trong môn Lịch sử mà còn được tích hợp trong các môn học khác như Tiếng Việt, Ngữ văn, Địa lí, Đạo đức và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong số các cách thức giáo dục, trải nghiệm là phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua việc làm, học đi đôi với hành, học từ trải nghiệm giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất.

                               Tập thể CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh tại Lễ dâng hương đức vua Lê Thái Tổ và các anh hùng của dân tộc

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2015, đã thực hiện giảng dạy nội dung lịch sử địa phương học sinh cấp THCS và THPT. Ở bậc THCS, theo Chương trình GDPT 2006 số tiết học lịch sử địa phương được quy định cụ thể ở từng lớp: lớp 7 (3 tiết), lớp 8 (1 tiết), lớp 9 (2 tiết); theo Chương trình GDPT 2018 có 35 tiết giảng dạy cho học sinh lớp 6. Cùng với đó, thành phố bổ sung thêm nội dung gắn với lịch sử địa phương vào tài liệu chung, làm phong phú thêm chương trình giảng dạy ở các trường, giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách thực tế, am hiểu tường tận về lịch sử ở chính mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Từ năm 2017, dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chiến thắng Xương Giang, tỉnh Bắc Giang”, Đền Xương Giang đã hoàn thành vào dịp thành phố tổ chức Lễ hội kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang; năm 2019, Khu di tích đã được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Các trường mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố đã chủ động phối hợp với Trung tâm văn hóa - Thông tin và Thể thao thành phố tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương, các hoạt động ngoài giờ, trải nghiệm tại Khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang.

Các em học sinh được nghe giới thiệu về Khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang

Tuy chưa có tài liệu giáo dục lịch sử địa phương dành riêng cho cấp tiểu học, mầm non nhưng thay vào đó, các trường học trên địa bàn thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm hướng đến nội dung tương tự. Giáo dục lịch sử không chỉ bó gọn, lồng ghép ở những tiết học trên lớp mà còn được thực hiện trong các hoạt động ngoại khóa... Thông qua những hoạt động này, học sinh không chỉ được tìm hiểu về lịch sử địa phương từ thực tế, thấu hiểu giá trị “uống nước nhớ nguồn”, khắc ghi sâu hơn bài học, bồi đắp niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước.

                                                                             Học sinh tham gia vệ sinh tại Khu di tích

Các em học sinh tham gia trò chơi truyền thống tại Khu di tích
Học sinh tham gia trò chơi kéo co tại Khu di tích
Học sinh tham gia thi vẽ tranh tại Khu di tích
Học sinh được các nghệ nhân hướng dẫn làm một số sản phầm truyền thống
 của làng nghề

Việc chú trọng công tác giáo dục lịch sử địa phương đã giúp học sinh các trường trên địa bàn thành phố có thêm cơ hội được tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức về  lịch sử, văn hóa của quê hương, khơi gợi được những tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa quê hương.

Nguyễn Văn Quang
Chuyên viên Phòng GD&ĐT thành phố

CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI 596 NĂM CHIẾN THẮNG XƯƠNG GIANG

* Ngày 26/01/2023 (MÙNG 5 TẾT)

- Từ 20h00’: Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng - Mừng Xuân”.

* Ngày 27/01/2023 (MÙNG 6 TẾT)

- Từ 6h30’ - 7h00’: Lễ rước kiệu thánh.

- Từ 7h00’ - 7h45’: Lễ tế.

- Từ 7h45’ - 8h00’: Lễ dâng hương.

Hát quan họ, chầu văn, ca trù

- Từ 8h00’ - 9h30’: Khai mạc Lễ hội

- Từ 9h30’ - 16h00’: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian.

- Từ 20h00’: Chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân.

* Ngày 28/01/2023 (MÙNG 7 TẾT)

- Từ 8h00’ - 16h00’: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian.

  • Hoạt cảnh tái hiện chiến thắng Xương Giang

    Hoạt cảnh tái hiện chiến thắng Xương Giang

  • Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại lễ hội

    Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại lễ hội

  • Đội hình rước mang trang phục đa dạng nhiều màu sắc

    Đội hình rước mang trang phục đa dạng nhiều màu sắc

  • Hát quan họ tại lễ hội

    Hát quan họ tại lễ hội

  • Từ sáng sớm đông đảo người dân tới tham dự Lễ hội kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang

    Từ sáng sớm đông đảo người dân tới tham dự Lễ hội kỷ niệm 590...

  • Tái hiện khung cảnh chợ quê tại lễ hội

    Tái hiện khung cảnh chợ quê tại lễ hội

  • Đội hình rước tiến vào trung tâm khai hội

    Đội hình rước tiến vào trung tâm khai hội

Trung tâm VHTT&TT TPBG

Đ/c Giáp Văn Quý - Giám đốc

Điện thoại:(0204)3.829.003

Đ/c Nguyễn Ngọc Hải - Trưởng phòng VHTT

Điện thoại: 0982.046.737