Liên hệ
Giải trí
Lưu trú
Kinh nghiệm du lịch
Giới thiệu
Trang chủ
Bốn con đường trong một con đường, ấy là những con đường vừa thực vừa ảo: Đường lịch sử, đường hành hương, đường tâm linh, đường du lịch. Nhà sử học Lê Văn Lan cảm nhận như thế trong một bài viết về Tây Yên Tử. Đường lên núi Yên Tử mạn phía Tây chạy dài từ Yên Dũng qua Lục Nam, Lục Ngạn đến Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang, là con đường của bốn con đường đó.
Từ con đường mòn hay đường cái quan, ông cha ta thuở trước đã mở đất dựng làng dựng xóm, đã bang giao với các đế chế Trung Hoa, in dấu chân của đoàn quân trấn ải biên giới, đón đánh các đội quân viễn chinh xâm lược phương Bắc; từ đầu thế kỷ XIII lại thêm là đường tâm linh, và ngày nay là con đường du lịch.
Cả mạch núi, dãy núi trùng điệp phía Tây Yên Tử là vùng đất đẹp đến nao lòng với núi non hùng vĩ, cây cối xanh tươi, suối khe lạ kỳ mà không dễ nơi đâu có được. Nhưng vùng đất ấy chẳng linh thiêng, quyến rũ, chẳng háo hức giục giã người đến nếu như không có một ông vua rũ áo bào, bỏ hết quyền lực, vinh hoa, bao sự cám dỗ trần thế để lên đỉnh núi cao chất ngất ở một nơi tĩnh lặng vô cùng để tham thiền học đạo, lập ra thiền phái thuần Việt - Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Ông vua ấy chính là Trần Nhân Tông. Cái mới lạ, sáng láng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chính là giải thoát cái tâm con người của những phiền muộn, uẩn ức, trắc trở, không nhất thiết phải tọa thiền mà nên nhập thế, nghĩa là Phật tức tâm, tâm tức Phật - ta là Phật mà Phật cũng là ta. Phải thế chăng từ thuở xa xưa trong dân gian đã lưu truyền câu ca:
Thứ nhất là tu tại gia
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa
Vậy là con người lương thiện, tử tế, làm phúc làm đức, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, con người “Nghĩa vàng tôi bắc lên cân/ Bên vàng nặng chín, bên ân nặng mười”. Vâng, Phật tại tâm. Sâu sắc quá.
Nếu như nhà vua Trần Nhân Tông từ kinh đô Thăng Long qua sông Hồng tới Hải Dương, Quảng Ninh lên Yên Tử thì hai đệ tử của ngài là Pháp Loa, Huyền Quang đã đến đó từ mạn phía Tây (thuộc tỉnh Bắc Giang) - tức là qua Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động.
Chùa Đức La hay còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên (Yên Dũng) chính là nơi dừng chân, sau cũng là nơi thuyết pháp của nhị vị sư tổ Pháp Loa, Huyền Quang, trở thành trung tâm Thiền phái, chốn Tổ, được coi như Trường Đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam, trung tâm Phật giáo thời Trần.
Chùa Vĩnh Nghiêm đã có hơn 700 năm, hồi đó là danh lam cổ tự đứng đầu thiên hạ. Ngôi chùa tọa lạc mà một bên là sông Lục Nam - con sông đẹp nhất Bắc Kỳ như người xưa đã viết, một bên là núi Con Voi, cách không xa sông Thương êm đềm để rồi sông đây hợp lưu với sông Lục Nam ở ngã ba Phượng Nhỡn tạo ra vùng nước mênh mông chảy xuôi về Lục Đầu giang, hội tụ ở Phả Lại, Kiếp Bạc.
Chính vì ở chốn địa danh kỳ diệu ấy mà ngôi chùa thường có vua quan nhà Lý, nhà Trần lui tới. Phật hoàng Trần Nhân Tông, thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang là các tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được thờ tự tại đây. Hiện giờ chùa còn lưu giữ kho mộc bản quý hiếm đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo dấu chân người xưa, từ con đường 293 xuất phát tại TP Bắc Giang mà các ngôi chùa nằm rải rác suốt đường mách bảo, chỉ dẫn, chúng ta mường tượng ra những cuộc hoằng dương Phật pháp của các thiền sư và những nhà mộ đạo thuở trước. Nhiều, nhiều lắm những ngôi chùa - ngôi còn khá vẹn nguyên, ngôi chỉ còn dấu tích: Vĩnh Nghiêm, Hồ Bấc, Bình Long, Cao, Hang Non, Yên Mã, Am Vãi…
Các ngôi chùa ấy có bao sự tích, huyền thoại và tất cả đều gắn với các câu chuyện Phật, về tu hành. Dường như núi non, cảnh vật cũng mang những hình hài riêng, sắc thái riêng tôn lên vẻ linh thiêng, thần bí trong tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng gõ mõ vang vọng không gian.
Ấy là Vực Rêu ở Cẩm Lý, Suối Mỡ ở Nghĩa Phương (Lục Nam) với các bậc thác tự tạo nhiều bồn tắm nằm trong khu rừng rậm rạp, chìm đắm bồng bềnh réo rắt bao âm thanh bổng trầm, dìu dặt, mơ màng như thực như mơ của tiếng suối, tiếng chim, tiếng gió và tiếng thì thầm của cây lá đâu đây.
Suối Nước Vàng ở xã Lục Sơn quanh năm dòng nước vàng sánh như mật ong nhưng khi vốc nước lên lại là màu trắng tinh khiết. Sơn Động có thác Ba Tia, Khe Rỗ nằm lọt thỏm trong khu rừng nguyên sinh, nơi có nhiều loài thực vật quý hiếm ở vùng Đông Bắc nước ta.
Suốt con đường hành hương về Tây Yên Tử chúng ta sẽ gặp bao núi non gần xa, những cánh đồng nhấp nhô, làng quê đổi mới ngỡ như mơ. Bao đình chùa ẩn hiện trong rừng cây, trong lũy tre bao bọc. Chúng ta sẽ có dịp hòa đồng với bà con các dân tộc về lễ hội, về sinh hoạt văn hóa đặc sắc.
Vậy là con đường 293 ấy - chẳng những là con đường “Tâm linh” mà còn là con đường du lịch. Con đường ấy đưa chúng ta trở lại lịch sử - chí ít từ thời Lý, Trần cách đây hơn bảy thế kỷ, thời thịnh vượng Phật giáo, cả tín ngưỡng lẫn văn hóa.
Con đường ấy cũng là con đường hành hương với ý nghĩa đâu chỉ mỗi vùng đất là quê hương “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên) mà Tổ quốc là quê hương vĩ đại nhất của mỗi người.
Không một kẻ thù nào được xâm lược dù chỉ một tấc đất của Tổ quốc vô vàn yêu thương. Phải thế chăng mà con đường đó chính là đường chúng ta dấn bước giữ gìn, dựng xây, bảo vệ để đi tới con đường thênh thang dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Từ 20h00’: Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng - Mừng Xuân”.
- Từ 6h30’ - 7h00’: Lễ rước kiệu thánh.
- Từ 7h00’ - 7h45’: Lễ tế.
- Từ 7h45’ - 8h00’: Lễ dâng hương.
Hát quan họ, chầu văn, ca trù
- Từ 8h00’ - 9h30’: Khai mạc Lễ hội
- Từ 9h30’ - 16h00’: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian.
- Từ 20h00’: Chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân.
- Từ 8h00’ - 16h00’: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian.
Hoạt cảnh tái hiện chiến thắng Xương Giang
Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại lễ hội
Đội hình rước mang trang phục đa dạng nhiều màu sắc
Hát quan họ tại lễ hội
Từ sáng sớm đông đảo người dân tới tham dự Lễ hội kỷ niệm 590...
Tái hiện khung cảnh chợ quê tại lễ hội
Đội hình rước tiến vào trung tâm khai hội
Trung tâm VHTT&TT TPBG
Đ/c Giáp Văn Quý - Giám đốc
Điện thoại:(0204)3.829.003
Đ/c Nguyễn Ngọc Hải - Trưởng phòng VHTT
Điện thoại: 0982.046.737