Liên hệ
Giải trí
Lưu trú
Kinh nghiệm du lịch
Giới thiệu
Trang chủ
Sách Đại Nam nhất thống chí, tập 4, phần tỉnh Bắc Ninh chép: “Thành cũ Xương Giang: xã Thọ Xương huyện Bảo Lộc do người Minh đắp. Theo sử ký thì năm Đinh Mùi (1427), Lê Thái Tổ sai Thái uý Trần Nguyên Hãn và Tư Mã Lê Sát công phá được thành này, Tri phủ Lưu Tứ Phụ, chỉ huy là Kim Dận và Lý Nhậm đều tử trận. Hiện nay một phần Thành đã làm đường đi và khu dân cư đang sinh sống ". Địa điểm chiến thắng Xương Giang nay thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Mặc dù trải qua thời gian và biến thiên lịch sử làm biến đổi đi nhiều nhưng những dấu vết xưa về Thành Xương Giang vẫn còn khá rõ. Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế cho biết, Thành được đắp bằng đất hình chữ nhật, chiều dài chạy theo trục Đông - Tây (dài 600m), chiều rộng chạy theo trục Bắc - Nam (dài 450m) và có tổng diện tích rộng chừng 27ha (tương đương 70 mẫu Bắc Bộ). Tường Thành đắp cao và dày, bốn góc đắp bốn pháo đài cao hơn mặt thành khoảng 4m. Phía ngoài Thành có hào sâu bao bọc. Hiện nay Thành bị san lấp nghiêm trọng để làm nhà ở. Thành gồm 4 cửa trông theo 4 hướng: Cửa chính trông về hướng Tây, nay chỉ còn lại dấu vết cửa phía Đông. Hai cửa phía Nam và Bắc không còn dấu vết bởi bị san lấp làm đường và nhà ở. Trước đây ở mỗi cửa có một ruộng tròn rộng tới hơn 1 sào Bắc Bộ, sâu đến ngang vai, nhân dân vẫn gọi là "đấu đong quân". Đường thoát nước của Thành chảy từ cửa Đông qua cửa phía Tây và phía Nam.
Kết quả khảo sát thực địa “địa điểm chiến thắng Xương Giang” hay còn gọi là Thành Xương Giang, ngoài những vật liệu như gạch, ngói, bát, đĩa, lọ vò... thời Lê - Mạc, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều mảnh bát, đĩa có men trắng ngà hoa văn dây lá màu xanh lam. Có loại xưa hơn thuộc thời kỳ nhà Hán, nhà Đường thống trị nước ta, như những mảnh gốm có hoa văn xương cá, ô trám, những vò có tai...nhiều nhất là những mảnh bát đĩa thuộc thời Lý - Trần có men da lươn, men xanh, men nâu, hoa văn cánh sen hoặc cúc dây...
Thành Xương Giang sau đó tiếp tục trở thành trụ sở của phủ Lạng Giang thời Lê - Mạc trước khi được chuyển về địa phận xã Châu Triền huyện Phượng Nhãn vào thời Nguyễn.
Địa điểm chiến thắng Xương Giang được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 293/QĐ-BVHTTDL ngày 22/01/2009, gồm các điểm: Cửa Đông Bắc, cửa Đông, cửa Bắc, cửa Tây Nam, cửa Nam, khu trung tâm, dấu vết tường thành phía Đông, đoạn sông Xương Giang, hố khai quật khảo cổ học số 2 - số 3, giếng Phủ, đền Thành); Ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1954/QĐ-TTg xếp hạng “địa điểm chiến thắng Xương Giang” là di tích cấp Quốc gia đặc biệt.
- Từ 20h00’: Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng - Mừng Xuân”.
- Từ 6h30’ - 7h00’: Lễ rước kiệu thánh.
- Từ 7h00’ - 7h45’: Lễ tế.
- Từ 7h45’ - 8h00’: Lễ dâng hương.
Hát quan họ, chầu văn, ca trù
- Từ 8h00’ - 9h30’: Khai mạc Lễ hội
- Từ 9h30’ - 16h00’: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian.
- Từ 20h00’: Chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân.
- Từ 8h00’ - 16h00’: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian.
Hoạt cảnh tái hiện chiến thắng Xương Giang
Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại lễ hội
Đội hình rước mang trang phục đa dạng nhiều màu sắc
Hát quan họ tại lễ hội
Từ sáng sớm đông đảo người dân tới tham dự Lễ hội kỷ niệm 590...
Tái hiện khung cảnh chợ quê tại lễ hội
Đội hình rước tiến vào trung tâm khai hội